Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền, bát hương có cốt hay không?

Hỏi: Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền không biết bát hương có cốt hay không?

Trả lời: Để trả lời câu hỏi, trước hết phải hỏi Cốt là gì? Bát hương là gì?

Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền, bát hương có cốt hay không?

Nghi thức thờ cúng gia tiên ở ta bị ảnh hưởng bởi cả 3 Đạo Giáo, Nho Giáo, và Phật giáo. Trong cả 3 Tôn giáo này ban đầu đều không có Bát Hương và Hương, thay vào đó là đốt cỏ thơm / lá thơm/ trầm thơm tùy theo hoàn điều kiện hoàn cảnh (sau đây gọi chung là Vật thơm), mục đích là để tạo ra một Trọng Tâm trong buổi lễ cúng để tìm kết nối tâm linh giữa người đang lễ và Thần / Thánh / Phật / Quỷ / Người chết.
Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền, bát hương có cốt hay không?
Vậy thì đầu tiên Vật thơm đốt ở đâu? Không có tài liệu nào ghi rõ từ bao giờ và bắt đầu đốt ra sao. Nhưng hẳn nhiên phải đốt trong một vật dụng gì đó mới tiện phòng cháy cũng như tăng tính tôn nghiêm. Vật dụng đó trước đây phổ biến là Cái Vạc – vốn là một vật dụng nấu ăn, đựng đồ ăn; nhất là trong chiến tranh, Vạc nấu ăn cho quân tướng được coi là biểu tượng của anh dũng và chiến thắng.
Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền, bát hương có cốt hay không?
Cái vạc nấu ăn thời xưa
Để phù hợp với mục đích thờ cúng, và sử dụng xông thơm phòng ốc, người xưa đã chế cái Vạc thành cái Đỉnh. Hình ảnh dùng Đỉnh để xông thơm phòng ốc rất quen thuộc với các tranh vẽ thời Lê ở nước ta.
Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền, bát hương có cốt hay không?
Lư đồng cổ
Đỉnh là vật dụng phổ biến để đốt Vật thơm trong đời sống sinh hoạt, Đỉnh có khắc hoa văn thờ cúng thì dùng riêng cho lễ nghi. Đỉnh có thể có nắp đậy hoặc không, đặt trên ban thờ dùng để đốt Vật thơm để khởi đầu cho buổi cầu cúng. Cho đến khi con người chế biến Vật thơm thành dạng Cây hương cho tiện dụng và thẩm mỹ, thì phát sinh thêm một vật dụng khác để cắm Hương là Bát Hương.
Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền, bát hương có cốt hay không?
Bát hương thờ nhà Lê
Bát hương cổ xưa có hình dạng rất tương đương, đồng điệu với Đỉnh, vì chính nó là phiên bản của Đỉnh. Khi có hai tự khí trên ban thờ gần giống nhau thì Đỉnh được chế lại với nắp, vừa để phân biệt, vừa để hợp với việc đốt trầm thơm và cho làn khói nhỏ hơn, phù hợp với mục đích thờ cúng. Nói đến đây hẳn nhiên mọi người đều thấy Bát hương không có Cốt gì cả.
Trong Đạo giáo, vốn có lý thuyết hỗ động là Khí của Thiên – Địa – Nhân, có niềm tin vào việc sử dụng các vật liệu hàm chứa cát Khí mạnh mẽ, sẽ đem lại may mắn và thu hút linh Khí của các vị Thần Linh. Do đó, đạo Giáo có sử dụng một số vật quý để vào một Bình Chiêu Tài trên ban thờ, kết hợp với Bát Hương thì để trực tiếp vào Bát Hương. Các vật liệu quý đó được gọi là Cốt Chiêu tài tiến bảo, thường là Thất bảo. Trong Phật giáo, ở một góc độ nào đó cũng có niềm tin các cõi Phật linh thiêng vốn dĩ được xây dựng bằng các vật liệu quý, do đó, Phật giáo cũng có khái niệm về Thất Bảo.
Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền, bát hương có cốt hay không?
Cốt thất bảo cho bát hương
Tuy nhiên, dưới thời Lê Trung Hưng, tín ngưỡng thờ Mẫu / Nữ thần của nước ta, dung nạp các triết thuyết của Phật giáo và Đạo giáo, làm nền móng cho tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ Trần Triều đã đẩy mạnh khái niệm Cốt trong Bát hương của Đạo giáo trở thành Cốt danh hiệu của vị Mẫu/ Thần mà Đồng cô Bóng cậu được ăn lộc. Từ đó, khái niệm Cốt bát hương được mở rộng thành cốt giấy và đồ mã tượng trưng cho Thất bảo, như hay gặp ngày nay. Cốt bát hương này chỉ hàm ý nhấn mạnh tên vị Thần/Mẫu mà con nhang phải thờ phụng, hoàn toàn không có ý nghĩa các vị Thần Linh, vong linh mà các tư gia phải thờ phụng.
Trong nghi thức thờ cúng cổ truyền, bát hương có cốt hay không?
Phong tục vào Cốt cho bát hương của người Việt
Tóm lại, việc viết Cốt bát hương như ngày nay ở các tư gia là hiện tượng hiểu nhầm về một nghi thức tâm linh. Bát hương tại gia chỉ là nơi đốt hương nhằm tìm sự kết nối với cõi vô hình, hoàn toàn không có chuyện mời vong linh ai đó về ngồi vào Bát hương. Việc thỉnh vong linh, thần vị ai đã có trong lời cầu khấn và việc ngự ở đâu đã có các tự khí như Ngai, Ỷ, Bài vị, Thần chủ, Khám thờ… đảm trách, không phải là chung ngồi hay riêng ngồi trong cái Bát cắm hương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HotlineZaloHotlineFacebook